DMCA.com Protection Status
top of page
  • Ảnh của tác giảphong nguyen ngoc

LÀNG GỐM CỔ KIM LAN XƯA VÀ NAY | LÀNG GỐM TỔ CỦA KINH THÀNH THĂNG LONG | GỐM SỨ KIM LAN HÀ NỘI

Đã cập nhật: 24 thg 11, 2022


Trong bài viết này Hào Phóng sẽ tổng hợp và đưa ra những câu trả lời sát sườn nhất về mọi khía cạnh về làng gốm Kim Lan xưa và nay,chẳng hạn như:Kim Lan nghĩa là gì?tên Nôm của làng Kim Lan là gì?ý nghĩa của nó!Bạch Thổ Thôn ở đâu?tên gọi này có từ khi nào?Tại sao Chợ Bát Tràng,Văn phòng xí nghiệp công tư hợp doanh Gốm Bát Tràng lại được xây dựng trên đất của Làng Kim Lan,tại sao đất Chiêm Mai của Kim Lan lại bị một số người làng Xuân Quan và Công nhân xí nghiệp Gốm Bát Tràng chiếm dụng?
Cây gạo ba xứ ở đâu?và có mấy cây tất cả?
Và vấn đề được nhiều người quan tâm 72 gò đất sét trắng nằm ở Bạch Thổ Thôn hay Bạch Thổ Phường?làng gốm cổ Bát Tràng,làng gốm cổ Kim Lan làng nào cổ hơn?
Làng gốm cổ Kim Lan có bao nhiêu ngôi chùa,ngôi đình,miếu,quán,cổng làng?
bản đồ làng kim  lan
bản đồ làng kim lan

Bản đồ làng gốm Kim Lan xưa và nay


1 VỊ TRÍ VÀ Ý NGHĨA TÊN GỌI CỦA LÀNG GỐM CỔ KIM LAN

Có lẽ rất nhiều người ở Hà Nội hay các tỉnh thành trong cả nước biết đến làng gốm Kim Lan ở đâu? Kim Lan nghĩa là gì? Ngoài Tên Kim Lan,Còn Có Tên Nào Khác Không?

Làng Kim Lan,tục gọi là làng Xươn (tên chữ Nôm),nằm ở bờ Bắc sông Nhị Hà,trước năm 1945,thuộc tổng Đông Dư,huyện Gia Lâm,phủ Thuận An,tỉnh Bắc Ninh.

Kim Lan có nghĩa là:Bông Hoa Lan Vàng,Tên gọi Kim Lan chưa biết xuất hiện từ bao giờ,nhưng trong bản thần tích vị thần làngdo Đông Các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm 1472 có ghi:”xã Kim Lan,huyện Gia Lâm,phủ Thuận An,đạo Kinh Bắc.

Tại sao Kim Lan lại có một tên gọi khác nữa là Kim Quan?

Vào nửa cuối thế kỷ thứ XIX theo Đinh Xuân Vịnh ,tác giả sổ tay địa danh Việt Nam ,dưới triều Nguyễn do kiêng huý tên gọi chúa Nguyễn Phúc Lan,Kim Lan mới đổi gọi là Kim Quan,hay làng Xuân Lan cũng đổi thành Xuân Quan,và làng Trung Lan đổi thành Trung Quan.tên Kim Lan đổi thành Kim Quan diễn ra khoảng trước năm 1870,vì theo các chữ Hán ghi trên quả chuông tại chùa Cả đúc năm 1797 ghi:’’Kinh Bắc xứ , Thuận An phủ,Gia Lâm huyện,Kim Lan xã’’ và chiếc Khánh đồng của chùa Cả đúc năm Tân Dậu 1861 ,cũng ghi tên xã Kim Lan,đến năm Canh Ngọ

Niên hiệu Tự Đức 24 (1871) ghi là Kim Quan.

Sách tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX cho biết,vào thời cuối triều Lê đầu triều Nguyễn,Kim Lan là xã độc lập thuộc tổng Đông Dư,phủ Thuận An,Trấn Kinh Bắc(năm Minh Mệnh thứ 3-năm 1822 ,Trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh ,năm Minh Mệnh thứ 12-1831 đổi thành tỉnh Bắc Ninh).Năm 1948 sát nhập 3 xã Kim Quan,Bát Tràng,Giang Cao thành một xã lấy tên là Quang Minh thuộc huyện Gia Lâm,tỉnh Bắc Ninh.đến tháng 2 năm 1949 huyện Gia Lâm cắt về tỉnh Hưng Yên:đến tháng 11 năm 1949 huyện gia Lâm lại cắt trở lại về tỉnh Bắc Ninh.Năm 1958 sau khi đào sông Bắc Hưng Hải,thôn Kim quan nằm ở phía Nam,còn 2 làng Bát Tràng và Giang Cao nằm ở phía Bắc của sông.Để tiện sinh hoạt ,chính phủ đã ban hành nghị định số 301-NĐ-CQTT ,tách thôn Kim Lan từ xã Quang Minh để thành lập xã riêng ,lúc này do không còn lệ kiêng huý,Kim Lan trở lại với tên có từ xa xưa là xã Kim Lan,thuộc huyện gia lâm,tỉnh Bắc Ninh.ngày 20-04-1961 thì Quốc Hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quyết định mở rộng địa giới của thủ đô

Hà Nội lần thứ nhất Kim Lan cùng với 14 xã của huyện Gia Lâm được nhập về Hà Nội.

cổng làng gốm cổ kim lan
cổng làng gốm cổ kim lan

xe tải chở hàng chậu cây cảnh qua cổng làng gốm Cổ Kim Lan



Xã Kim Lan ngày nay

có diện tích 2,92km2 ,chạy dọc từ phía Bắc giáp sông Bắc Hưng Hải đến phía Nam là bến đò Văn Đức dài khoảng 1596m,bề ngang tại điểm phía Bắc từ đê Xuân Quan ra đến bờ sông Hồng là 348m;phía cuối làng giáp đường 179 từ Bờ Đó ra đến Sông Hồng là 684m.Phía Đông giáp xã Xuân Quan (Văn Giang – Hưng Yên) phía Tây là giáp sông Hồng bên kia sông Hồng là Thuý Lĩnh,Lĩnh Nam,Quận Hoàng Mai.

Làng Kim Lan là một làng cổ,những làng gần Kim Lan cạnh Sông Nhị Hà thường có tên kèm chữ Chậu ví dụ như:Đại Lan Châu,Tiểu Lan Chậu(Trung Quan chậu)Chử xá chậu,Xuân Lan châu ( xuân quan)

Các làng có tên Nôm như :,Kẻ Xứa,Kẻ Bưởi,Kẻ Tạnh…Làng Kim Lan cũng có tên Nôm là Kẻ Xươn,do trong các triều đại nhà Trần Lê,tên Nôm ngắn gọn được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp,chỉ có chiếu chỉ của chiều đình hay văn tự mua bán trong, dân thì người ta mới dùng tên chữ của làng.Về tên Nôm của làng Kim Lan,trước đây cũng đã có nhiều người đx tìm hiểu và giải nghĩa nhưng đến nay vẫn chưa tìm được cách giải thích thuyết phục nhất ,gần đây trong làng có cụ Nguyễn Việt Hồng ,là người am hiểu chữ Hán ,có nêu chữ Xươn là do đọc chệch chữ “xương”mà thành.Theo ông ,trên quả chuông hiện đang treo tại gác chuông chùa Cả đúc năm 1797 ,thân chuông có khác bài minh có bốn chữ:’’ khánh lưu xương ấp” xương có nghĩa là “cửa trời,cửa chính trong cung”.

Và vào thời Bắc thuộc cuối thế kỷ IX quan đô hộ nhà Đường là Cao Biền đã đi sang nước ta.một hôm ông đi qua đạo Kinh Bắc,phủ thuận an,thấy Kim Lan có phong cảnh hữu tình hình thể như Ngọc Kỷ ,bèn sai Trạc Linh và Chử Việt lập doanh trạc để ở ,cùng nhân dân canh tác làm nhiều nghề như :gốm sứ,trồng dâu chăn tằm và dệt lụa.Sau khi mất,Cao Biền được thờ ở Miếu Cả,Trạc Linh thờ ở Miếu thượng,Chử Việt thờ ở miếu Triền.

Thêm một sự trùng lặp lý thú,cũng vào khoảng thời gian đó,tại Bãi Hàm Rồng,các nhà khảo cổ học,và cụ Hồng đã tìm thấy ghạch Giang Tây Quân,như vậy quan đội Cao Biền,đã rất có thể đã lấy đây làm nơi sản xuất loại ghạch này để xây thành Đại La.Qua các phát hiện trên khiến chúng ta nghĩ rằng nghề gốm ở Kim Lan có từ rất sớm ,và vào thế kỷ thứ XIV Kim Lan đã có những lò gốm cao cấp,sản phẩm xuất ra nước ngoài,các sản phẩm gốm còn được cung tiến cho Vua dùng,trong giai đoạn này Kim Lan cũng được mệnh danh là “Kinh Đô gia dụng của Kinh Thành Thăng Long”

bản  đồ  xã  kim  lan
bản đồ xã kim lan

Bản đồ xã Kim Lan năm 1941