Các điểm check in hot nhất trong làng gốm cổ Kim Lan
Trong bài này Windy xin giới thiệu xin giới thiệu các bạn trong và ngoài nước một làng gốm ven đô,mặc dù chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km,thế nhưng làng tôi vẫn giữ được những nét truyền thống và văn hoá rất đặc trưng của ngôi làng việt như:Cổng làng,cây đa,bến nước,sân đình,cây đa,bến nước,con đò…Hãy cùng Windy khám phá những vẻ đẹp của làng gốm quê tôi.
Làng gốm Kim Lan nằm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam, là một trong những điểm đến thú vị cho du khách yêu thích nghệ thuật gốm sứ truyền thống. Với lịch sử hơn một ngàn năm và những nét đặc trưng riêng, làng gốm Kim Lan đã trở thành một điểm đến hấp dẫn, nơi mà bạn có thể tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật gốm sứ của Việt Nam. Dưới đây là một số địa điểm thăm quan đáng chú ý tại làng gốm Kim Lan:
Bảo tàng Gốm Sứ Kim Lan:
Trong những năm 2001 – 2003 các nhà khoa học từ viện khảo cổ học ,bảo tàng lịch sử Việt Nam .Trung tâm nghiên cứu và giao lưu văn hoá ,đại học quốc gia Hà Nội đã thực hiện tới 03 cuộc khảo cổ ở đây .Các cuộc khảo sát đã được thực hiện ,các hố khai quật đã được mở ra,các báo cáo kết quả đã được công bố .quy trình thực hiện nghiên cứu khảo cổ học đã hoàn thành .Các nhà chuyên môn đã xong công việc của họ và đã rời đi.
Thế Nhưng có một người đã quay trở lại và không chỉ một lần
Anh là Nishimura Masanari ( Tên Tiếng Việt : LÝ VĂN SĨ ) .Những chuyến đi như con thoi của anh ,những cuộc gặp gỡ khá thường xuyên của anh với các cụ hội người cao tuổi (cụ Hồng ,cụ Nhung,… ) Không ai biết anh đang làm gì .Thậm trí đã có những câu hỏi được đặt ra khi người ta thấy đi cùng với anh là những người nước ngoài lạ mặt .Anh dường như không quan tâm tới điều này .Những cuộc gặp gỡ vẫn tiếp tục ,không chỉ với các cụ già mà với cả chính quyền xã .Thế rồi người ta thấy hoạt động xây dựng diễn ra …
Ngày 20 tháng 03 năm 2012 Bảo Tàng Khảo Cổ Học xã Kim Lan chính thức khai trương.Đây là Bảo Tàng khảo cổ học đầu tiên của cộng đồng ở Việt Nam.Bảo tàng do chính quyền địa phương và nhân dân Kim Lan tự quản lý .Kinh phí xây dựng bảo tàng được vận động từ các tổ chức ,cá nhân trong và ngoài nước và được chính quyền hỗ trợ một phần.
Chùa Kim Lan:
Chùa Cả thuộc đất của làng gốm cổ Kim Lan,nằm phía đông nam của trung tâm Hà Nội,phía bắc giáp sông Bắc Hưng Hải và Bát Tràng,phía Đông giáp xã Xuân Quan(Hưng Yên),phía nam giáp xã Văn Đức,phía tây giáp sông Hồng và Lĩnh Nam(Quận Hoàng Mai).theo bản đồ năm 1941 thì Chùa Cả thuộc xóm Chùa,giáp với Quán Tuần Đồng,Miếu Bản,Xóm Hậu,Xóm Đình và cổng làng.
đó là câu hỏi chưa có câu trả lời chính xác.Do nằm ở gần trung tâm phật giáo Luy Lâu (đầu tiên ở Việt Nam) do vậy chùa Cả có thể được khởi dựng từ rất sớm,có thể những năm đầu Công Nguyên,bằng cớ là đầu thế kỷ XII ông Nguyễn Thạch Việt và vợ là bà Trần Thị Khát từ phương Bắc du ngoạm qua đây,thấy cảnh đẹp,yên bình,dân làng giàu có đã xin vào tu luyện ở ngôi chùa này.Ngày ngày ông tụng kinh niệm Phật,và dạy trẻ con trong làng học chữ,còn bà thì làm ruộng và may vá.Do có công với triều Lý,sau khi mất ông được thờ làm Thành Hoàng Bản Thổ của làng Kim Lan ở Miếu Bản,đồng thời ông cũng là vị sư Tổ được thờ trong ngôi chùa này.
Đình Kim Lan:
Đình Kim Lan có từ bao giờ?
Đó là câu hỏi chưa có lời đáp.theo các tư liệu sử ,đình làng có thể được khởi dựng từ rất sớm .Vào giữa thế kỷ thứ IX khi Cao Biền đến đóng quân tại Kim Lan đã dựng đình để nghỉ.
Đầu thế kỷ XX đình chỉ có 2 cung .Toà tiền tế 5 gian lợp lá gồi,hậu cung 3 gian lợp ngói .Đến năm 1933 đình cũ sập sệ ,các chức sắc của làng muốn dựng một ngôi đình mới lớn hơn .Ý tưởng ấy được toàn dân đồng tình,nhưng chỉ hiềm một nỗi,năm đó kinh tế toàn dân lâm vào tình cảnh khó khăn .Bàn đi tính lại ,cuối cùng cụ Chánh Sối nêu ra 2 cách:Một là đóng góp theo xuất đinh ,nhưng nhà nào khó khăn không đóng cũng được: 2 là vận động quyên góp trong một số gia đình khá giả.Số tiền còn thiếu cụ Hàn Quýnh sẽ lo.Để có một ngôi đình ưng ý ,các thợ giỏi của làng đã đi thăm một số ngôi đình lớn ở tỉnh Bắc Ninh ,như đình Diềm ,Đình Bảng ,đình Đa Tốn,đình Bát Tràng rồi dựa vào sử làng,ông cai Sáu đã vẽ thiết kế.Bản thiết kế được hoạ sỹ Tô Ngọc Vân góp ý.Ông cai Sáu là người trúng thầu dựng đình ,các cụ Phó Ngưỡng ,chùm Tám,Phó Mão ,Phó Chiếc và Phó Phẩm là những thợ nề,thợ mộc giỏi của làng tham gia xây dựng.Cụ Nguyễn văn Đoan là trưởng tràng của cụ Chánh Sồi ,đồng thời là thư ký công trình .Để có những cây gỗ lim ,ông cai Sáu phải vào tận Thanh Hoá tìm mua ,rồi chở về Hà Nội bằng tàu hoả .Sau đó dùng ô tôchuyển gỗ về Kim Lan.
Miếu Bản Kim Lan:
Miếu Bản Kim Lan nằm ở thôn 2,xã Kim Lan,huyện Gia Lâm,Thành Phố Hà Nội.
Nằm cạnh bảo tàng cộng đồng gốm sứ Kim Lan Hà Nội,cạnh uỷ ban nhân dân xã Kim Lan và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ,cách nhà thờ 100m,và cách đình Kim Lan và chùa Cả Kim Lan cũng khoảng 150m mà thôi.có vị trí trung tâm rất thuận tiện cho khách du lịch đi bộ thăm quần thể danh thắng của làng gốm Kim Lan một cách dễ dàng.
Trong cuốn “ Làng Kim Lan Xưa Và Nay “ có ghi :” Năm Mậu thìn là năm thứ 4 (1208) ,dân Man ở núi Tản Viên chậu Quốc Oai cướp phá hương Thanh Oai,thanh thế rất mạnh ,không thể ngăn chặn được.Quan tri Nghệ An quân sự Phạm Du mưu phản ,chiêu nạp những kẻ liều lĩnh,chia đóng đồn đảng làm đường sá ách tắc,Ngài theo quan thượng phẩm phụng ngự Phảm Bỉnh Di đi dánh dẹp.Bấy giờ vì ngài Nguyễn Thạch Việt tuổi cao mà qua đời ,vua sai phong phúc thần,được hưởng thờ cúng ,đặc ban mỹ tự ,lại ban sắc sai sứ trước đó về làng lập miếu thờ,hương khói không dứt,muôn đời còn mãi,tốt đẹp tay! “
Đối Tượng Thờ Cúng Là Ai? | Sự Tích Tôn Thần Nguyễn Thạch Việt.
Tiên tổ của Thạch Việt Nguyễn tôn thần là người quảng Tín , Quận Thương Ngô(Trung Quốc),họ Nguyễn là nhà thế gia hoà cường ,của cải sung túc.cha mẹ ngài đã ngoài tứ tuần mà chưa hề sinh nở ,vì vậy mà buồn phiền không vui.Gặp ngày giỗ tổ tiên ,vợ chồng nhìn nhau than thở:cái thiếu của nhà ta không phải là tiền của,thảng hoặc một sớm qua đời thì phần mộ tổ tông biết gửi gắm cho ai chi bằng đem tiền của phát tán tạo phúc ,giúp đỡ mọi người,biết đâu ý trời thay đổi,việc gì cứ khư khư ngồi chực lỗ tiền! thế rồi ông bà chăm lo làm việc nhân nghĩa chẩn cứu người nghèo đói,phàm các đền Thần chuà Phật ,không nơi nào không góp công xây dựng ,bất kể hao tổn tiền gạo.....
Nhà thờ Kim Lan:
Vào khoảng năm 1867, cụ tổ họ Trương và một số người trong làng Kim Quan ( Kim Lan) đi lên Bắc Ninh,Bắc Giang buôn bán.
một lần trên đường về đến làng Cẩm, huyện Từ Sơn Bắc Ninh thì gặp trời mưa to gió lớn, bèn xin vào nhà dòng làng Cẩm Xin ở trọ qua đêm, các cụ được tiếp đón rất ân cần. cảm cái ấy ân ấy, Sáng hôm sau trước lúc chia tay các cụ đã mời các sơ, Khi nào có dịp thì đến thăm làng. không quản đường xá xa xôi và ngày sau các sơ đã về thăm Kim Quan. thấy kim quan ở gần sông, có phong cảnh đẹp, các sơ muốn lập một họ Đạo tại đây xem thêm tại đây
Làng gốm Kim Lan đã trở thành một điểm đến yêu thích của du khách, nơi mang đến sự kỳ diệu và sự sáng tạo của nghệ thuật gốm sứ truyền thống. Với các địa điểm thăm quan đặc biệt như Bảo tàng Gốm Sứ Kim Lan, Chùa Kim Lan, Đình Kim Lan, Miếu Bản Kim Lan và Nhà thờ Kim Lan, bạn sẽ có một trải nghiệm thú vị và tìm hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa của làng gốm này. Hãy dành thời gian để khám phá và thưởng thức vẻ đẹp độc đáo của làng gốm Kim Lan!
Làm việc: 08h:00 - 21:00 T2 - CN
Xu hướng tìm kiếm: Chậu cây cảnh giá sỉ, Đôn sứ giá sỉ, Chum sành giá rẻ, Chậu cây mini giá sỉ,Chậu Sứ Trồng Lan Hồ Điệp...
Địa chỉ: Số 05,Ngõ 169, Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội
Hotline: Ms Huong 0962.334.368 (Zalo)
KINH ĐÔ GỐM SỨ GIA DỤNG