DMCA.com Protection Status Thành Hoàng Làng Kim Lan Là Ai ? Được Thờ Ở Đâu? | GỐM SỨ KIM LAN HÀ NỘI
top of page
  • Ảnh của tác giảNguyễn Ngọc Phóng

Thành Hoàng Làng Kim Lan Là Ai ? Được Thờ Ở Đâu? | GỐM SỨ KIM LAN HÀ NỘI



tượng thờ Thanh Hoàng làng gốm cổ Kim Lan - Trần Thị Khát và Thạch Việt
tượng thờ Thanh Hoàng làng gốm cổ Kim Lan - Trần Thị Khát và Thạch Việt

I. PHỤNG SAO THẦN TÍCH


Theo yêu cầu của Viện Viễn Đông bác cổ, năm các chức dịch xã Kim Quan đã sao thần tích, thần 1938, sắc gửi viện. Sau đây là nguyên văn "Thần tích, thần sắc" làng Kim Quan, tổng Đông Dư, phủ Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh hiện lưu tại Thư viện Viện Thông tin Khoa học , Xã hội, ký hiệu TT-TS FQ40|IV, 41.


1. Tên làng, tên chữ và tên nôm thuộc về tổng phủ tỉnh nào.


Xin biên bằng chữ Quốc ngữ và chữ Nho Xã Kim Quan, tổng Đông Dư, phủ Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.


社金關總東畲府嘉林省北寧


2. Thần Thành hoàng?


a. Hiệu ngài là gì, gọi tên thường và tên huý? Làng thờ 5 vị Thành hoàng


Cao Minh hộ quốc phù vận an dân đại vương, huý Biển Chạc Linh huyền diệu cảm ứng đại vương huý Chạc. Chử Việt phả tôn linh ứng đai vương huý Chử.

Đương cảnh Thành hoàng Thạch Việt phả phúc, linh thánh đại vương huý Thạch, Vĩnh Phúc Khát hoàng Phương Dung phu nhân, huỷ Khát.


b. Ngài là thiên thần hay nhân thần? 6 vị đều là nhân thần cả.


c. Sự tích ngài thế nào, ngày sinh, ngày hoá, ngày hiển thánh về đời nào, ngài có những công đức gì, đẹp giặc, chiều dân lập ấp, bắc cầu, đắp đê giữ nước, dạy dân nghề nghiệp gì.


Sự tích ngài sẽ xin theo bản chữ Nho viết xuống dưới quyển này. Duy vị Thành hoàng Thạch Việt phúc linh thánh đại vương, ngày sinh mùng 10 tháng 2, ngày hoá 16 tháng 7. Còn 4 vị thì không nhớ rõ ngày sinh, ngày hoá, ngài có công dạy bảo dân làm ruộng giống dâu, và dạy dân học chữ học nghề.


d. Sự tích ngài chỉ truyền khẩu hay có sách có bia, Sự tích thần lắm khi mỗi người kê một sách, nếu có sách có bia thì xin sao ra cho.


Có sắc phong, có sắc đăng trật, có sắc gia ban, các sắc ấy ban về đời nào về dịp nào, xin hoặc sao ra cho, hoặc nói qua cho biết, và biên niên hiệu nữa.


Sự tích 6 vị có bản chữ Nho xã theo sao ở cuối quyển này. 5 vị Thành hoàng luỹ triều đều có sắc phong tặng cả.

làng nào thờ sống ngài chưa?


Đồng thời với ngài có những vị nào, hoặc giúp ngài hoặc chống với ngài. Các vị ấy có làng nào thờ không Theo sự tích chép thì có giặc Nam Chiếu, vua Ý Tôn nhà Đường phong chức Cao Vương làm chức Độ hộ tướng quân sang dẹp yên giặc Nam Chiếu, rồi ngài lĩnh chức Tiết độ sứ, còn giặc Nam Chiếu không thấy nói f. Khi còn sinh thời ngài các làng đã thờ, hay đã có đâu thờ.


e. Khi ngài còn sinh thời, ngài trở về Bắc quốc, hương dân nhớ công đức của đức Cao Vương cùng hai vị gia thần, lập miếu thờ bái vọng khi ngài sinh thời. h. Có làng nào thờ ngài nữa không? Những làng ấy


có lệ giao hiếu với nhau gì không. Ví như rước xách tế lễ,


ăn giải, giai gái hai làng không được lấy nhau. Làng tôi không hiểu có làng nào thờ ngài nữa hay không.


f. Thờ ngài thì thờ bằng gì, tượng, bài vịngai hay bằng gì, có mũ áo hòa đai, kiểm hốt gì không?


Làng có bốn miếu thờ là miếu Cả thờ thánh Cao Vương, miếu Chiền thờ thánh Chạc Linh, miếu Thượng thờ thánh Chử Việt, miếu Bản thờ thánh Thạch Việt và Khát Hoa phu nhân. Vị thánh miếu Cả thờ tượng ngài bằng đá, vị thánh miếu Thượng và vị thánh miếu Chiền đều thờ bằng ngai và bài vị, còn hai vị thánh miếu Bản


thờ ngài bằng tượng thổ và đều có mũ, áo, hóa, đai, kiếm hốt cả.


II. Thờ ngài ở những nơi nào, đình, nghè, miếu... Thờ ngài về miếu, còn đình thì khi có tiệc hội tế. a. Nơi ấy nguyên xưa là gì? Bãi gò, núi, cây cối ...? Nơi ấy nguyên xưa là khu đất phẳng lập thành miếu thờ tự ngài.


1. Những nơi ấy làng đã sửa sang thế nào, đắp đê, làm nhàn, dựng đình ...?


Những nơi ấy làng vẫn sửa sang làm miếu thờ, chứ


không làm gì khác cả.


2. Nơi ấy cấm những gì, cấm trồng giọt, cấm giết súc vật, cấm làm nhà ở vân vân Nơi ấy không cấm trồng giọt, chỉ cấm giết súc vật


và cấm làm nhà ở.


3. Ngoài việc để quanh năm thờ cúng ra, nơi ấy có để làm gì nữa không? Nơi ấy quanh năm chỉ để thờ ngài, chứ không làm


việc gì khác nữa.


III. Trong năm tế lễ ngài những ngày nào Những ngày tế lễ hằng năm, là ngày 10 tháng giêng, ngày 10 tháng 2, ngày 10 tháng 3, ngày 5 tháng 7, ngày 16 tháng 7, ngày 10 tháng 8, ngày 10 tháng 11, ngày 30 tháng 11.



1 Ngày lễ nào theo với sự tích ngài, ngày sinh,

ngày hoá, ngày hiển thánh .


Duy ngày 10 tháng 2, ngày 16 tháng 7, theo sự tích vị thánh miếu Bản, còn vị thánh miếu Cả, miếu Thượng, miếu Chiền, không hiểu nhớ ngày sinh, ngày hoá.


2. Ngày tế lễ nào theo với thời tiết xuân thu, và


mùa màng, thượng điền, hạ điền ...


Những ngày tế lễ theo thời tiết


ngày 10 tháng 3, ngày 5 tháng 7, ngày 10 tháng 8 ngày 20 tháng 11, ngày 30 tháng 11. C. Ngày tế lễ nào theo với dân sự, ốm đau, dịch tế,


cưới xin, khao vọng, kỳ phúc, kỳ khoa ...?


Ngày 10 tháng giêng tế kỳ phúc, ngày 10 tháng 4 tế kỳ an.


IV Trong tế lễ thì dùng những gì, xôi, gà,


1 lợn, gạo mới, hoa quả . Từ ngày có cải lương


phong tục thì đồ lễ có thay đổi gì không? Những


ngày tế lễ ấy trước đều dùng xôi lợn, hoa quả, từ ngày


cải lương phong tục thì có 3 tiệc tế xôi lợn, là ngày 10


tháng giêng, ngày 10 tháng 4, ngày 30 tháng 11, còn


những ngày lế khác thì dùng xôi gà.


2. Những đồ lễ ấy ai phải mua, mà tiền thì trích ở đâu? Những đồ lễ ấy dân cắt người đi mua, mà tiền thì góp theo nhân xuất.


3. Khi lễ xong thì đồ lễ ấy phân phát thế nào?


Khi tế lễ xong thì chiểu phần chia nhân xuất.


V. Trong làng thì bao nhiêu người được dự tế


lễ, nói rõ từng việc và ngôi thứ từng người Hiện bây giờ được 53 người dự tế lễ là kể cả chức sắc, phẩm hàm cùng lý dịch tân cựu và xã cựu.


VI. Trong ngày lễ và khi hành lễ, những người dự tế lễ phải kiêng kỵ gì không, ăn chay, tắm gội … Có việc gì chỉ giai tân gái tân hay là người có tuổi


những người vợ chồng song toàn mới được dự không? Những người được dự tế lễ thì phải tắm gội sạch sẽ thôi, chứ không phải chọn giai tân gái tân hay người có tuổi toàn và ăn chay. song


VII. Tục tế lễ thì mỗi người dự lễ phải dùng quần áo và đồ gì, nếu đồ gì đặc biệt, nơi khác không có, thì xin nói rõ và vẽ hình ra cho


Những người dự tế dùng mũ, áo dài, và đi hia thôi, chứ không có đồ đạc gì đặc biệt khác nữa.


VIII. Hèm huý Vì thờ Thành hoàng dân làng hàng ngày có phải kiêng kỵ gì không


Tên hèm thì không có, duy kiêng 5 chữ huý đã đề ở bảng A tờ đầu bản khai này, còn hàng ngày không phải kiêng kỵ gì khác nữa.


Khi tế lễ xong thì chiểu phần chia nhân xuất.


IV. Trong làng thì bao nhiêu người được dự tế


lễ, nói rõ từng việc và ngôi thứ từng người Hiện bây giờ được 53 người dự tế lễ là kể cả chức sắc, phẩm hàm cùng lý dịch tân cựu và xã cựu.

211 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Làm việc: 08h:00 - 21:00 T2 - CN

  • zalo
  • Facebook
  • YouTube
  • TikTok
  • Instagram
  • Pinterest

Địa chỉ: Số 05,Ngõ 169, Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: Ms Huong 0962.334.368 (Zalo)

Mr Phong 0977.373.386 (Whatsapp)

KINH ĐÔ GỐM SỨ GIA DỤNG

logo-gốm-sứ-kim-lan-hà-nội
English
Tiếng Việt
đánh giá trung bình là 3 /5, dựa trên 150 bình chọn
bottom of page