Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh cực kỳ được ưa chuộng ngày nay. Chậu trồng cây lưỡi hổ có thể trang trí ở nhiều vị trí: bàn làm việc cho đến trong nhà, sân vườn.
1. Giới thiệu về cây lưỡi hổ 1.1. Cây lưỡi hổ là gì? 1.2. Các dòng lưỡi hổ phổ biến 1.3. Điểm danh tác dụng của cây lưỡi hổ 1.4. Cây lưỡi hổ có độc không? 1.5 Cây lưỡi hổ ra hoa 2. Ý nghĩa cây lưỡi hổ phong thủy 2.1. Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? 2.2. Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào? 3. Cách trồng cây lưỡi hổ đơn giản từ cây con 4. TOP chậu trồng cây lưỡi hổ đẹp 2023 4.1. Chậu sứ hình trụ màu trắng 4.2. Chậu sứ mini để bàn 4.3. Chậu xi măng ống dù
Lưỡi hổ là một trong những dòng cây kiểng được ưa chuộng nhất hiện nay. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chậu trồng cây lưỡi hổ trong nhà, chậu cây lưỡi hổ mini trên bàn làm việc, ban công, sân vườn… Lưỡi hổ vừa có tác dụng trang trí, vừa có ý nghĩa phong thủy tốt và đặc biệt hơn là có thể chữa bệnh. Hãy cùng tìm hiểu thêm về chậu trồng cây lưỡi hổ trong bài viết của Gốm sứ Kim Lan nhé.
Giới thiệu về cây lưỡi hổ
Ngoài cái tên lưỡi hổ, loài cây này còn được biết đến với những tên gọi như cây vĩ hổ, cây lưỡi cọp…
Cây lưỡi hổ là gì?
Cây lưỡi hổ thuộc họ Măng Tây, cao trung bình từ 30 - 60cm. Thân cây định hình từ lá, dạng dẹt và mọng nước, thân lá to và nhọn dần về phía ngọn. Thoạt nhìn rất giống những chiếc lưỡi hổ.
Nếu đã từng tìm hiểu về chậu trồng cây lưỡi hổ, bạn sẽ nhận ra loài cây này có rất nhiều loại. Song về cơ bản chúng có lá màu xanh kết hợp viền lá màu vàng. Cây lưỡi hổ ra hoa là một hiện tượng khá hiếm, hoa của chúng nở thành từng chùm, quả hình tròn.
Các dòng lưỡi hổ phổ biến
Theo các ghi chép, cây lưỡi hổ có hơn 70 loại tất cả. Tuy nhiên, dưới đây là những dòng cây lưỡi hổ phổ biến được làm cây cảnh nhất. Đó là:
Cây lưỡi hổ xanh
Cây lưỡi hổ vàng
Cây lưỡi hổ lùn (lưỡi hổ búp sen)
Cây lưỡi hổ vàng lửa
Cây lưỡi hổ vằn
Cây lưỡi hổ trắng
Điểm danh tác dụng của cây lưỡi hổ
Trang trí một chậu trồng cây lưỡi hổ có tác dụng gì?
Trang trí không gian: Cây lưỡi hổ sở hữu vẻ ngoài độc lạ với những chiếc lá xanh vàng tạo cảm giác cứng cáp, mạnh mẽ, thanh cảnh, phù hợp với nhiều không gian.
Thanh lọc không khí: Loài cây này có thể hấp thụ độc tố, khí độc trong không khí, bổ sung oxy cho không khí góp phần làm sạch không gian.
Chữa bệnh: Lá của cây lưỡi hổ có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp và da liễu.
Cây lưỡi hổ có độc không?
Nhiều người muốn trang trí chậu trồng cây lưỡi hổ nhưng phân vân không biết cây lưỡi hổ có độc không? Theo các nghiên cứu khoa học, lá của loài cây này có chứa độc tính, nếu không may nuốt phải sẽ khiến cơ thể xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc. Vì vậy khi trồng cây lưỡi hổ bạn nên cẩn thận, tránh xa tầm tay của trẻ em hoặc thú cưng.
Cây lưỡi hổ ra hoa
Nếu một ngày bạn bỗng phát hiện chậu trồng cây lưỡi hổ ra hoa thì hãy mừng vì điều đó. Bởi lưỡi hổ ra hoa rất hiếm, do đó nếu thấy hoa nở, nghĩa là bạn sắp sửa gặp được nhiều điều may mắn và tốt lành.
Ý nghĩa cây lưỡi hổ phong thủy
Về mặt phong thủy, loài cây này có vẻ ngoài sắc nhọn thoạt nhìn như những mũi kiếm đâm thẳng lên trời, tượng trưng cho sự mạnh mẽ, ý chí quyết đoán, khí phách quân tử.
Vì vậy, nếu sở hữu một vài chậu trồng cây lưỡi hổ trong nhà thì chúng sẽ giúp người sở hữu càng thêm may mắn và phú quý.
Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?
Để phát huy được ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ, bạn nên biết chậu trồng cây lưỡi hổ hợp mệnh gì và tuổi nào?
Màu sắc của cây lưỡi hổ (xanh lá, vàng) là các màu sắc chủ đạo của mệnh Thổ và Kim. Do đó, hai bản mệnh này nếu trồng cây lưỡi hổ sẽ có được tài lộc và may mắn. Trong phong thủy, cây lưỡi hổ hợp với người tuổi Ngọ.
Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?
Màu vàng của cây lưỡi hổ là tương khắc với những tuổi mang bản mệnh Thủy và Hỏa. Màu xanh và bạc của một vài loại lưỡi hổ sẽ khắc với tuổi của bản mệnh Thổ, Mộc.
Cách trồng cây lưỡi hổ đơn giản từ cây con
Bạn có thể mua cây con ở cửa hàng bán cây cảnh để về trồng trong chậu. Trước tiên, cần loại bỏ phần đất bên ngoài, tiếp đó lựa chọn chậu trồng cây lưỡi hổ phù hợp với kích thước và hình dáng cây. Cuối cùng, bạn cho đất vào nửa chậu, đưa nhẹ nhàng cây con vào chính giữa chậu, lấp đất và nén để giúp định hình dáng đứng của cây.
Lưỡi hổ là loài cây chịu nắng, chịu rét tốt, có thể phát triển mà không cần tưới nước và bón phân quá nhiều. Hãy chú ý điều chỉnh lượng nước vừa đủ cho cây là được nhé.
TOP chậu trồng cây lưỡi hổ đẹp 2023
Chậu trồng cây lưỡi hổ không quá kén chọn, nhưng phổ biến nhất là loại chậu sứ, chậu xi măng. Gốm sứ Kim Lan gửi đến bạn một số mẫu chậu trồng cây lưỡi hổ bán chạy nhất hiện nay:
Chậu sứ hình trụ màu trắng
Chất liệu sứ luôn được ưa chuộng nhất khi chọn chậu trồng cho cây cảnh. Đặc biệt là loại sứ chất lượng cao được chọn lọc kỹ càng từ các nghệ nhân của Gốm sứ Kim Lan.
Dáng chậu hình trụ, có màu trắng mang lại cảm giác trang nhã, hiện đại nhưng không kém phần sang trọng. Kết hợp với màu sắc chủ đạo xanh - vàng của cây lưỡi hổ chắc chắn sẽ làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho không gian nội thất.
Chậu sứ mini để bàn
Nếu bạn đang có ý định trang trí bàn làm việc, bàn học, bàn quán cà phê… của mình bằng cây lưỡi hổ thì loại chậu này cực kỳ phù hợp. Chậu sứ mini với nhiều kiểu
dáng (vuông, chữ nhật, tròn…) sẽ tô điểm thêm cho vẻ ngoài của các loài lưỡi hổ mini như lưỡi hổ lùn, lưỡi hổ hoa sen…
Chậu xi măng ống dù
Chậu xi măng ống dù là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn trồng cây lưỡi hổ trong sân vườn. Loại chậu này được thiết kế với 6 góc cạnh vát theo hình ống dù, mang vẻ đẹp mạnh mẽ và đẳng cấp.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chậu trồng cây lưỡi hổ nhanh nhất!
Comments