phong nguyen ngoc
Ý Nghĩa Của Làng Gốm Bát Tràng | GỐM SỨ KIM LAN HÀ NỘI
Đã cập nhật: 8 thg 2

Khi khám phá Hà Nội, bạn nhất định không thể bỏ qua một địa điểm được mệnh danh là “bảo tàng nghệ thuật gốm sứ”- Làng gốm Bát Tràng. Sở dĩ nói như vậy vì nơi đây chứa những giá trị truyền thống, tinh hoa văn hóa dân tộc được gói gọn trong hình ảnh “ gốm”.
Tìm hiểu thêm cùng chúng tôi ở bài viết dưới đây quý vị nhé!
Bài viết gốm có 2 phần:
1 Ý nghĩa của nghề gốm.
2 Gốm Bát Tràng - Đặc trưng của gốm truyền thống.
Ý nghĩa của nghề gốm

Cùng với nhiều nghề truyền thống như mây tre đan, sơn mài, khảm trai, chạm khắc đá… thì nghề gốm luôn đứng đầu trong top những nghề thủ công lâu đời làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Nghề gốm xuất hiện từ lâu đời với chức năng đầu tiên của gốm là dùng để chứa đồ. Ông cha ta thường dùng gốm làm thành các vật dụng để chứa thức ăn, lương thực bởi khả năng lưu trữ lâu hơn của nó so với đồ dùng làm bằng tre, gỗ. Tập quán này kéo dài rất lâu và thậm chí cho tới ngày nay, đôi khi chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh này trong cuộc sống.
Gốm cũng được tin dùng trong xây dựng cả ở Việt Nam hay những công trình trên thế giới. Ưu điểm của những vật liệu xây dựng làm bằng gốm đó là tuổi thọ cao và tương đối bền và tính thẩm mỹ nên được lựa chọn để ốp tường, ốp trang trí… Rất nhiều kiến trúc từ cổ đại đến hiện đại đều có sự xuất hiện của gốm. Có thể thấy, gốm đã ăn sâu vào tiềm thức văn hóa của con người.
Nghề gốm phát triển qua từng thời kỳ với những đặc trưng riêng biệt của mỗi giai đoạn. Tuy vậy, ở giai đoạn nào thì vẻ đẹp ẩn chứa trong mỗi tạo hình và hoa văn trang trí đều khiến người ta trầm trồ và thích thú. Hơn nữa, ông cha ta tin rằng đồ gốm khi được đặt đúng chỗ không chỉ là vật trang trí hay trang sức mà còn là biểu tượng mang đến sự may mắn, thịnh vượng cho người sở hữu.
Có thể thấy, từ khi ra đời, đồ gốm đã hiện hữu trong mọi mặt của cuộc sống hằng ngày và nghề gốm cũng được coi là nghề lâu đời nhất và có sức ảnh hưởng lớn trong xuất chiều dài lịch sử. Sự đa dạng, phong phú về chức năng cùng với vẻ đẹp và ý nghĩa riêng biệt là điều khiến cho gốm luôn giữ vững một vị trí quan trọng trong tiềm thức của bao thế hệ người Việt.
Cùng với sự phát triển hiện đại, có nhiều đồ dùng từ những vật liệu khác nhau được ra đời nhưng những hình ảnh giản dị, mộc mạc của những sản phẩm làm từ gốm vẫn luôn được nhân dân ta vô cùng yêu thích. Ngày nay, người ta thường sử dụng gốm làm quà tặng như bình gốm, tranh gốm, bộ ấm chén gốm… Điều này cho thấy sự trân trọng sâu sắc dành cho đồ gốm vì chỉ những vật có giá trị và có ý nghĩa về mặt tinh thần to lớn mới được người trao gửi dành cho người được tặng. Giữ vững nghề gốm cũng là cách mà thế hệ sau dành sự biết ơn và trân trọng đối với thế hệ trước.
Gốm Bát Tràng - Đặc trưng của gốm truyền thống

Chính vì sự nổi tiếng của gốm nên nghề gốm cũng phát triển ở rất nhiều nơi và mỗi vùng đặc trưng bởi những kỹ nghệ riêng biệt. Tuy nhiên, giữ vững vị trí số một trong lòng người Việt từ bao đời nay không đâu khác chính là Làng gốm Bát Tràng. Xuất hiện từ hơn 500 năm trước và trải qua bao thăng trầm lịch sử, gốm Bát Tràng vẫn giữ nguyên vẹn những nét đặc trưng, tinh túy nhất của gốm truyền thống, trở thành biểu tượng bất diệt trong văn hóa dân tộc ta.
Gốm Bát Tràng được sản xuất thủ công dưới đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân được lưu truyền qua bao thế hệ. Ngoài những nét riêng làm nên thương hiệu như: cốt đầy và chắc tạo nên từ cát và phù sa sông Hồng, lớp men đẹp được thể hiện qua nhiều dòng men “có một không hai”, thì trong mỗi sản phẩm mang tên Bát Tràng đều chứa đựng những ý nghĩa và nét văn hóa dân tộc, bản sắc và tinh hoa đất Việt ta.
Gốm Bát Tràng được thợ thủ công chạm khắc hoa văn tinh xảo
