Truyền Thuyết về : Chử Đồng Tử và Tiên Dung Công Chúa
Theo truyền thuyết, Chử Đồng Tử là một cậu bé sinh ra trong một gia đình nghèo khó, phải lớn lên bên bờ sông và kiếm sống bằng việc bắt tôm cá. Một ngày nọ, trong lúc làm việc, Chử Đồng Tử gặp được Tiên Dung công chúa. Sợ hãi và ngượng ngùng trước sự xuất hiện của công chúa, Chử đã nhanh chóng vùi mình dưới một đống cát lớn.
Tiên Dung, trước sự việc bất ngờ này, quyết định xây dựng một chiếc thuyền để cứu Chử Đồng Tử. Khi thuyền đã sẵn sàng và quây màn tắm được dựng lên, Tiên Dung đã phát hiện ra Chử đang ẩn náu dưới hố cát. Tin rằng đây là duyên số, Tiên Dung và Chử Đồng Tử đã được kết hôn với nhau.
Sau đó, Chử Đồng Tử cùng Tiên Dung đi đến núi Quỳnh Viên, nơi ngoài khơi biển, để học hỏi các kỹ năng và phép màu từ một vị sư Phật tên Quang. Chử sau đó truyền lại kiến thức này cho Tiên Dung. Một ngày, khi họ đến bãi Tự Nhiên và trời bắt đầu tối, Chử Đồng Tử chống gậy và úp nón nghỉ ngơi. Lập tức, một lâu đài xuất hiện tại chỗ đó.
Nghe tin đồn về sự việc này, vua Hùng Vương tin rằng Tiên Dung đã lạc lối cùng Chử Đồng Tử và sai quân đi săn bắt họ. Trong lúc quân lính vây đánh, hai người đã thực hiện phép màu biến thành quạ bay lên trời. Địa điểm này sau đó trở thành một cái đầm sâu được gọi là đầm Nhất Dạ (nay thuộc huyện Châu Giang). Chử Đồng Tử cùng với ba người khác, Thánh Tản Viên, Thánh Gióng và bà Chúa Liễu, được tôn vinh là "tứ bất tử" của Việt Nam trong dòng huyền thoại và truyền thống dân tộc.
Giới thiệu Về Đình Chử Xá.
Đình Chử Xá là di tích lịch sử văn hóa thuộc thôn Chử Xá, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà NộiCăn cứ nguồn tư liệu thành văn hiện còn lưu lại trong đình Chử Xá như thần tích, sắc phong, bài vị và sử sách đều cho biết đình Chử Xá thờ Chử Đồng Tử một trong "Tứ bất tử của Việt Nam và Tiên Dưng công chúa, Hữu phu nhân, Càn Hải tứ vị Đại vương, hai vị "Đương Niên, Đương Cảnh".
Theo các đạo sắc phong niên hiệu Dương Đức tam niên (1675)niên hiệu Chính Hòa tứ niên (1684) có thể đoán định niên đại khởi dựng ngôi đình khoảng thế kỷ XVII. Những giai đoạn lịch sử sau ngôi đình được trùng tu sửa chữa lớn. Dòng niên hiệu Thành Thái lục niên (1895) còn ghi trên thượng lương của tòa đại đình cho thấy khối kiến trúc vật chất của di tích hiện còn là sản phẩm của nền kiến trúc Việt Nam ở thế kỷ XIX.
Đình Chử Xá được xây dựng trên một khu đất cao, nằm theo hướng nam trông ra dòng sông Hồng. Tòa kiến trúc được bố cục kiểu tiên chữ "nhị", hậu chữ “công", từ ngoài vào gồm tiền tế đại bái và khu cung cấm hình chữ "công"bên trái là ngai thờ hai vị "Đương Niên và Đương Cảnh". Tòa hậu cũng là nơi trang trọng và nghiêm trang nhất để ban thờ các nữ thần Càn Hải Đại vương, Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân. Đình Chử Xá hiện còn lưu giữ được bộ sưu tập di vật có giá trị lịch sử văn hóanghệ thuật cao.
Hằng năm, vào các ngày 17-18-19 tháng Giêng (âm lịch) nhân dân xã Văn Đức tổ chức lễ hội truyền thống làng Chử Xá để tưởng nhớ công lao của Ngài.
“Dù ai đi ở nơi đâu
Tháng giêng mười tám bảo nhau mà về...”
Tương truyền trong đình có 2 cây đa to có vài trăm năm,thân to,10-20 người ôm không xuể,nhưng tiếc rằng 2 cây này đều không còn nữa.
một cây bị đánh bom năm 1954 và một cây bị bão năm 1968 quật đổ.
Hiện tại trong khuôn viên của đình có 2 cây Đa được trồng về sau này,mỗi cây có độ tuổi,cây bên trái từ của tam quan đi vào đình có hơn 60 năm tuổi,cây bên phải có trên dưới 50 năm tuổi .
Đình Chử Xá còn lưu giữ 44 đạo sắc phong và 1 chân đèn thời Mạc, sắc phong sớm nhất là Dương Đức 3 (1675).
Đình Chứ Xá và Lăng Chử Cù Vân là hai di tích có giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của thế kỷ XVIII-XIX, được Nhà nước xếp hạng di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật năm 1990. Năm 2020 lễ hội định Chử Xá được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-----------------------------------------------------------------------------------------
LĂNG CHỬ CÙ VÂN: MỘT DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM | GỐM SỨ KIM LAN HÀ NỘI
Nằm tại Phường Kim Đức ( thôn Chử Xá, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội), Đình Chử Xá và Lăng Chử Cù Vân hình thành một cụm di tích lịch sử văn hóa vô cùng đặc biệt. Thôn Chử Xá, nơi di tích này nằm, là một làng Việt cổ nằm bên bờ sông Hồng, đã tồn tại từ rất lâu đời. Xưa kia, người ta thường gọi làng này là làng Sứa, và trong một giai đoạn lịch sử dài, nó được biết đến dưới tên Chử Xá Châu xã (Châu ở đây có nghĩa là bãi). Xem chi tiết tại đây.
----------------------------------------------------------------------
Thông Tin Liên Quan :
➡ Gốm Sứ Kim Lan Hà Nội
➡ Kinh Đô Gốm Sứ Gia Dụng
🏠 Địa chỉ: Số 05,Ngõ 167, Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội
☎ Hotline:Ms Huong 0962.334.368 (Zalo)
📌 Email:gomsukimlanhanoi@gmail.com
🔝 Admin Nguyễn Ngọc Phóng lên TV
⭐ Nhịp đập Việt Nam: Thổi hồn vào gốm Kim Lan (VTV4) xem chi tiết tại đây
⭐ NẺO VỀ NGUỒN CỘI | Những mảnh gốm kể chuyện ngàn năm (VTV1) xem chi tiết tại đây
⭐ Gốm Kim Lan | Tôi Yêu Hà Nội Official ( H1 TV) xem chi tiết tại đây
⭐ Kim Lan - Làng gốm nghìn năm tuổi (ANTV) xem chi tiết tại đây
⭐ Từ những miền quê: Làng gốm cổ Kim Lan (VTV4) xem chi tiết tại đây
🔝 Admin Nguyễn Ngọc Phóng lên báo phỏng vấn nhiều lần.
⭐ Đưa gốm Kim Lan vào cuộc sống ( Báo Làng Nghề Việt ) xem chi tiết tại đây
⭐ Gốm cổ Kim Lan hứa hẹn phát huy giá trị trong cuộc sống hiện đại (Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô ) xem chi tiết tại đây
Comentarios