Trang trí chậu trồng cây tùng thơm là một xu hướng chơi cây cảnh được giới chơi cây ngày nay ưa chuộng. Trang trí cây tùng thơm không chỉ mang lại giá trị về mặt thẩm mỹ cho không gian sống và làm việc, mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác. Hãy cùng Gốm sứ Kim Lan tìm hiểu kỹ hơn về cây tùng thơm và chậu trồng cây tùng thơm qua bài viết này nhé.
Cây tùng thơm là gì?
Trước khi quyết định lựa chọn chậu trồng cây tùng thơm để trang trí, hãy tìm hiểu đôi nét về xuất xứ và đặc điểm của loài cây này nhé.
Nguồn gốc
Tùng thơm hay tùng chanh, tùng hương trong khoa học được gọi với cái tên Cupressus Macrocarpa. Cái tên này được đặt dựa trên ý tưởng từ mùi hương của cây.
Tùng thơm có lá dạng hình kim, mọc rậm rạp với màu xanh nhạt cực kỳ đẹp. Nguồn gốc của cây tùng thơm hầu hết là ở vùng Nam Châu Mỹ, tiếp đó chúng được phổ biến khắp các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Giới chơi cây cảnh tại Việt Nam phần lớn sử dụng loài cây này để trồng chậu và trang trí trong nhà. Mặc dù chúng có thể sống ở ngoài nhưng cần điều kiện ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Mọi người thường hỏi cây tùng thơm sống được bao lâu? Loài cây nhỏ nhắn này nếu được chăm sóc tốt thì có tuổi thọ cực kỳ cao.
Đặc điểm
Biết được đặc điểm hình dáng và đặc tính sinh trưởng của cây tùng thơm sẽ giúp chúng ta dễ dàng tìm kiếm chậu trồng cây tùng thơm phù hợp. Tùng thơm là loài thân gỗ có kích thước bé, chiều cao trung bình từ 40 - 60cm, hoặc tối đa 2 - 3m.
Lá của chúng có hình dáng kim, phát triển dày dặn và có màu xanh nhạt đẹp mắt. Từng tán lá xếp chồng lên nhau hình thành nên kiểu kim tự tháp nên rất nhiều người sử dụng cây tùng thơm trang trí noel.
Cây tùng thơm có tinh dầu, có thể tỏa ra mùi hương rất dễ chịu. Rễ của nó dạng chùm, sinh trưởng nhanh, có khả năng hút nước tốt.
4 tác dụng tuyệt vời của cây tùng thơm
Xua đuổi côn trùng
Nếu trong nhà của bạn đặt một hoặc vài chậu trồng cây tùng thơm, chúng có thể là vũ khí xua đuổi côn trùng thay bạn. Mùi hương tinh dầu từ loài cây này là khắc tinh của những loài ruồi, muỗi…
Vì vậy, hãy đặt chậu trồng cây tùng thơm ở các vị trí thường xuất hiện côn trùng như cửa ra vào, cửa sổ, đầu giường ngủ…
Trang trí nhà cửa, văn phòng làm việc
Vẻ ngoài nhỏ nhắn nhưng thanh lịch của cây tùng thơm chắc chắn sẽ giúp không gian của bạn thêm phần đẹp đẽ. Một chậu trồng cây tùng thơm có thể phù hợp với mọi không gian, từ phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp… cho đến văn phòng làm việc.
Giúp thư giãn tinh thần
Trang trí cây tùng thơm ở bàn học, bàn làm việc có thể là một liệu pháp thư giãn tinh thần cực kỳ tốt. Từ hình thái, màu sắc cho đến mùi hương từ loài cây này có thể giúp bạn giảm stress, tập trung hơn và minh mẫn hơn cho một ngày mới. .
Giá trị phong thủy tốt đẹp
Cây tùng thơm không chỉ mang lại giá trị về mặt thẩm mỹ, mà ẩn sâu bên trong một giá trị phong thủy cực kỳ tốt. Đó cũng chính là lý do giúp nó trở thành loài cây kiểng được nhiều người ưa thích.
Theo phong thủy, cây tùng thơm có thể mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ sở hữu nó. Nó cũng có tác dụng trừ tà, xua đuổi vận khí xấu và mang lại nguồn năng lượng tốt cho gia chủ.
Cây tùng thơm hợp mệnh gì? Tuổi nào?
Cây tùng thơm hợp mệnh gì? Cây tùng thơm hợp tuổi nào? Đây thường là thắc mắc chung của nhiều người đang quan tâm đến loài cây này. Theo các chuyên gia phong thủy, màu sắc và giá trị nội tại của cây tùng thơm phù hợp với người tuổi Thân và bản mệnh Kim.
Vì vậy, bạn có thể trang trí chậu trồng cây tùng thơm trong phòng hoặc trong nhà để rước về nhiều điều may mắn.
Cây tùng thơm có dễ trồng không? Cách chăm cây tùng thơm
Đáp án là CÓ, bởi cây tùng thơm là loài cây ưa bóng, có thể trồng trong nhà, không quá ưa nước và ít sâu bệnh. Cách chăm sóc cây tùng thơm cần lưu ý những vấn đề sau:
Đất trồng: Tùng thơm là loài cây không ưa nước nên chọn loại đất trộn giá thể có khả năng thoát nước nhanh.
Ánh sáng: Tùng thơm ưa mát, tuy nhiên có thể cho cây tắm nắng khoảng 2 giờ/ngày, tránh ánh nắng gắt và trực tiếp.
Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng nhất để cây phát triển tốt là 22 - 25 độ C.
Nước: Tùng thơm không ưa nước, chỉ nên tưới 2 ngày 1 lần hoặc quan sát thấy đất khô hẳn thì tưới với lượng ít.
Sâu bệnh: Để tránh cây tùng thơm bị khô lá, lưu ý cắt tỉa lá vàng và héo.
Chậu trồng cây tùng thơm đẹp
Ngoài những yếu tố như đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ… thì chậu trồng cũng là một chìa khóa quan trọng giúp cây tùng thơm phát huy được vẻ đẹp của mình và không gian phù hợp giúp bộ rễ phát triển.
Theo kinh nghiệm của Gốm sứ Kim Lan, dựa trên đặc tính sinh trưởng và hình thái của cây tùng thơm, bạn nên lựa chọn loại chậu sứ, chậu gốm có kích thước trung bình hoặc nhỏ.
Ưu tiên loại chậu có lỗ thoát nước tốt, dáng tròn hoặc vuông cao đều đẹp. Ngoài ra, chậu xi măng nhẹ hoặc chậu composite cũng là một lựa chọn phù hợp.
Gốm sứ Kim Lan chuyên sản xuất và cung cấp hệ thống chậu cây cảnh làm từ gốm sứ, xi măng. Sản phẩm được chọn lọc kỹ càng và đảm bảo độ tinh xảo cũng như chất lượng tốt nhất trước khi đến tay khách hàng.
Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn về mẫu chậu trồng cây tùng thơm phù hợp nhất nhé!
Comments