Ngày 20 tháng 03 năm 2012 Bảo Tàng Khảo Cổ Học xã Kim Lan chính thức khai trương.Đây là Bảo Tàng khảo cổ học đầu tiên của cộng đồng ở Việt Nam.Bảo tàng do chính quyền địa phương và nhân dân Kim Lan tự quản lý .Kinh phí xây dựng bảo tàng được vận động từ các tổ chức ,cá nhân trong và ngoài nước và được chính quyền hỗ trợ một phần.
1 DI CHỈ HÀM RỒNG KIM LAN VÀ 03 CUỘC KHAI QUẬT KHẢO CỔ.
1.1 DI CHỈ BÃI HÀM RỒNG
Kim Lan là tên một xã ven Sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm ,Hà Nội.Đây là địa danh khá nổi tiếng với nghề làm gốm cổ truyền .Năm 2000 Kim Lan còn trở lên nổi tiếng hơn và thu hút sự quan tâm của giới khảo cổ học sau khi một bức tâm thư của các cụ người cao tuổi ,do cụ Nguyễn Văn Nhung ,thôn Thống Nhất ,xã Kim Lan,soạn thảo gửi tới cơ quan ngành văn hoá Hà Nội.Bức tâm thư khẳng định chắc chắn sự tồn tại một di tích khảo cổ học ở vùng này.
Từ đó trong các năm 2001 và 2003 ,viện khảo cổ học và bảo tàng lịch sử Việt Nam đã tiến hành khai quật địa điểm khảo cổ học này (Bùi Minh Trí 2001,Ngô Thế Phong và Nguyễn Văn Đoan 2003,Nishimura Masanari và Noriko 2003 ).
Kim Lan với di chỉ khảo cổ học Bãi Hàm Rồng là một di chỉ cư trú khá lâu đời .Việc phát hiện loại gạch có hoa văn ô tram lồng ,bát nhĩ bôi là minh chứng cho thấy dấu tích cư trú sớm nhất tồn tại khoảng thế kỷ thứ II sau Công Nguyên .
Những dẫu tích cư trú ở đây tồn tại kéo dài qua nhiều thế kỷ với sự phong phú và ổn định (thế kỷ thứ VIII – IX ) hay mờ nhạt ở thế kỷ thứ XV nhưng chắc chắn kéo dài đến thế kỷ thứ XVIII vì nhiều nguyên nhân khác nhau .Nhìn chung thời gian tồn tại của di chỉ khá tương đồng với thời gian tồn tại của kinh thành Thăng Long .
1.2 KIM LAN LÀ TRUNG TÂM SẢN XUẤT GỐM SỨ :
việc phát hiện trong tầng văn hoá và cả bên ngoài những đồ gốm ,bao nung con kê mảnh chồng dính và những phế phẩm sau nung đã nơi đây chính là một cơ sở sản xuất gốm sứ vào thời kỳ này .Những hiện vật đều có niên đại tập trung vào giai đoạn thế kỷ XIII – IX .Mặc dù chưa phát hiện được lò nung tại đây là hoàn toàn có cơ sở ,với việc phát hiện các bao nung gốm và những phế phẩm gốm .
Những người khai quật đẫ đưa ra lời giải thích rằng: các di tích lò gốm ở Việt Nam đều nằm ở các bên sông ,vì vậy lò gốm ở Bãi Hàm rồng cũng không là một ngoại lệ ,tức là các lò gốm sẽ nằm ở phía Tây di tích,bên trong song Hồng bây giờ Khả năng xói lở bờ song đã cuốn trôi là rất dễ xảy ra.
( Nishimura 2010,Bùi Minh Trí 2010 )
2 BẢO TÀNG KHẢO CỔ HỌC CỘNG ĐỒNG ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Trong những năm 2001 – 2003 các nhà khoa học từ viện khảo cổ học ,bảo tàng lịch sử Việt Nam .Trung tâm nghiên cứu và giao lưu văn hoá ,đại học quốc gia Hà Nội đã thực hiện tới 03 cuộc khảo cổ ở đây .Các cuộc khảo sát đã được thực hiện ,các hố khai quật đã được mở ra,các báo cáo kết quả đã được công bố .quy trình thực hiện nghiên cứu khảo cổ học đã hoàn thành .Các nhà chuyên môn đã xong công việc của họ và đã rời đi.
Thế Nhưng có một người đã quay trở lại và không chỉ một lần
Anh là Nishimura Masanari ( Tên Tiếng Việt : LÝ VĂN SĨ ) .Những chuyến đi như con thoi của anh ,những cuộc gặp gỡ khá thường xuyên của anh với các cụ hội người cao tuổi (cụ Hồng ,cụ Nhung,… ) Không ai biết anh đang làm gì .Thậm trí đã có những câu hỏi được đặt ra khi người ta thấy đi cùng với anh là những người nước ngoài lạ mặt .Anh dường như không quan tâm tới điều này .Những cuộc gặp gỡ vẫn tiếp tục ,không chỉ với các cụ già mà với cả chính quyền xã .Thế rồi người ta thấy hoạt động xây dựng diễn ra …
Ngày 20 tháng 03 năm 2012 Bảo Tàng Khảo Cổ Học xã Kim Lan chính thức khai trương.Đây là Bảo Tàng khảo cổ học đầu tiên của cộng đồng ở Việt Nam.Bảo tàng do chính quyền địa phương và nhân dân Kim Lan tự quản lý .Kinh phí xây dựng bảo tàng được vận động từ các tổ chức ,cá nhân trong và ngoài nước và được chính quyền hỗ trợ một phần.
Những hiện vật được trưng bày trong bảo tà,những do các cụ trong làng ủng hộ những người đã bỏ ra rất nhiều năm ,công sức thu nhặt và gìn giữ mỗi khi phát hiện được cổ vật .
Chuyện nhặt cổ vật bắt đầu từ năm 1967 do cụ Hồng là người khởi sướng,do nhà cụ ở cạnh bờ sông,chỉ các di chỉ Hàm Rồng khoảng 50m mà thôi,hàng năm khi mùa nước lũ,đất làng Kim Lan thường hay bị sạt lở,vào mùa cạn những cổ vật được cụ tìm thấy,cũng có nhà năm 1980 ở xóm chùa đào giếng tìm thấy cả xâu bát nung qua lửa ,năm 1996 đất Hàm Rồng thấy lộ 4 vò tiền cổ…
Cho đến nay cụ Hồng đã sưu tập được hơn 1000 ngàn cổ vật bao gồm các loại tiền cổ trong đó 70% là tiền Khai Nguyên đời Đường ,còn lại 10% là tiền Thái Bình thời Đinh Tiên Hoàng ,tiền Thiên Phúc đời Lê Đại Hành ,gốm sứ cổ trải dài trên 10 thế kỷ ,từ thế kỷ thứ VII – XVII .
Bảo tàng gốm cổ Kim Lan bây giờ tọa lạc ngay gần Uỷ ban nhân dân xã Kim Lan và mở cửa vào các ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. Bảo tàng rộng khoảng 200 m2, có phần mái được thiết kế cách điệu theo kiểu lò bầu và lò đứng, là các kiểu lò nung gốm của người dân Kim Lan từ xưa đến nay.
Khoảng 300 hiện vật chủ yếu là gốm và các dụng cụ làm gốm, minh chứng cho quá khứ huy hoàng của một làng nghề. Hiện vật ở đây gần như đại diện cho lịch sử gốm sứ Việt Nam, với đủ các loại hình gốm đất nung cho đến gốm tráng men. Nổi bật là các dòng gốm tráng men, có các hiện vật trải từ đời Lý cho đến cuối đời Lê, với đặc trưng là các mầu men như: men lục, men ngọc, men nâu, hoa lam...
Trong số này có cả những sản phẩm kỹ thuật cao, xưa kia được xếp vào loại chỉ dành cho người quyền quý. Những hiện vật, thông qua cách trưng bày tại Bảo tàng, thông qua cách thuyết minh của người dân, vốn được Tiến sỹ Nishimura Masanari đào tạo để trở thành những người kể các câu chuyện về gốm Kim Lan, đã chứng tỏ rằng Kim Lan từng là trung tâm sản xuất gốm sứ cổ và nghề gốm đã phát triển mạnh tại đây từ thế kỷ 13-14.
Với thành công từ việc bắt những mảnh gốm “kể chuyện”, Bảo tàng gốm cổ Kim Lan đã được vinh danh ở hạng mục việc làm, ý tưởng có hàm lượng khoa học và nghệ thuật cao và thể hiện sự gắn bó với mọi mặt đời sống và thấm đượm tình yêu Hà Nội tại lễ trao giải Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội ngày 29 tháng 8 năm 2013 mới đây.
Comments